Survey True – Cách xác định kích thước mẫu nghiên cứu thị trường chuẩn khoa học
Xác định kích thước mẫu phù hợp luôn là một trong những vấn đề gây đau đầu với Marketer khi tự thực hiện nghiên cứu thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra phương pháp xác định kích thước mẫu chuẩn theo khoa học cho nghiên cứu thị trường
1. Kích thước mẫu là gì?
Kích thước mẫu là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong Thống kê và Nghiên cứu thị trường. Kích thước mẫu thường được nhắc đến trong những dự án nghiên cứu, khảo sát với quy mô lớn. Với các dự án như vậy, việc phỏng vấn toàn bộ đối tượng nghiên cứu là bất khả thi. Vì thế, người nghiên cứu lựa chọn ra kích thước mẫu đại diện cho tổng thể để thực hiện nghiên cứu.
Việc xác định kích thước mẫu mang tính đại diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu là một bước bắt buộc và quan trọng trong quy trình nghiên cứu thị trường. Việc xác định kích thước mẫu phù hợp sẽ giúp kết quả nghiên cứu chính xác về mặt thống kê, mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu
Nếu kích thước mẫu quá nhỏ kết hợp với việc trong kích thước mẫu chứa những cá thể dị biệt, khác thường thì nó sẽ không đại diện được cho tổng thể, kết quả nghiên cứu cũng sẽ bị sai lệch
Nếu kích thước mẫu quá lớn thì việc thực hiện dự án nghiên cứu sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Tuy kết quả nghiên cứu chính xác hơn nhưng mức giá phải bỏ ra quá cao sẽ vượt qua lợi ích mà nó mang lại
2. Phương pháp xác định kích thước mẫu chuẩn theo khoa học
Để lựa chọn được kích thước mẫu phù hợp với dự án nghiên cứu, bạn cần cân nhắc một số yếu tố ảnh hưởng đến đến sự chính xác của quá trình chọn mẫu và công thức chọn mẫu chuẩn khoa học
Bước 1: Hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước mẫu và các lý thuyết thống kê liên quan
1. Kích thước tổng thể đối tượng nghiên cứu
Xác định tổng thể đối tượng nghiên cứu là xác định đặc điểm và tổng số lượng đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu có thể được đánh giá theo đặc điểm nhân khẩu học (sống ở Hà Nội, 18-25 tuổi), hành vi (đang sử dụng xe máy, đang có tài khoản ngân hàng)…. Tuy nhiên, bạn không cần phải xác định con số chính xác số lượng tổng thể đối tượng nghiên cứu, chỉ cần là con số ước lượng với sai số chấp nhận được
2. Sai số (Biên độ sai số)
Sai số thể hiện sự chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà nghiên cứu thu được. Sai số khi thực hiện chọn kích thước mẫu đại diện là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với mức sai số dưới 10% thì có thể chấp nhận được
Biên độ sai số thường được sử dụng: 1%, 5%, 10%
3. Khoảng tin cậy
Khoảng tin cậy là chỉ số giúp ta biết được tính chính xác của khảo sát, nghiên cứu. Ngoài ra, khoảng tin cậy cũng cho biết độ ổn định khi ước lượng một giá trị, tức là nhờ vào khoảng tin cậy, bạn có thể biết được kết quả của phép đo lặp lại sẽ sai lệch thế nào so với ước tính ban đầu
Khoảng tin cậy = 1- Biên độ sai số
Ví dụ: Trong 1 cuộc khảo sát, có 68% người nói rằng họ đồng ý với phương án A, sai số là 5%. Thì biên độ sai số (Khoảng tin cậy) của con số 68% là 1-5%=95%
Khoảng tin cậy thường được sử dụng: 90%, 95%, 99%
4. Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn đề cập đến sự khác nhau của các số liệu thu thập được với con số trung bình. Độ lệch chuẩn thấp có nghĩa là tất cả các giá trị sẽ giao động gần số trung bình, trong khi độ lệch chuẩn cao có nghĩa là dữ liệu thu thập được trải rộng trên một phạm vi rộng hơn (Ví dụ số liệu thu thập có thể rất nhỏ và rất lớn). Độ lệch chuẩn 0,5 sẽ giúp đảm bảo kích thước mẫu của bạn đủ lớn.
Bước 2: Tính toán kích thước mẫu
Sau khi đã hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước mẫu và các lý thuyết thống kê liên quan. Bạn đã có thể dễ dàng tính toán kích thước mẫu với công thức có sẵn
5. Tỉnh hệ số Z
Hệ số Z được tính dựa trên khoảng tin cậy, mỗi khoảng tin cậy sẽ có mức hệ số Z khác nhau. Sau đây là một số hệ số Z thông dụng:
90% – hệ số Z = 1.645
95% – hệ số Z = 1.96
99% – hệ số Z = 2.576
6. Sử dụng công thức tính kích thước mẫu
Công thức
Ví dụ
Trong 1 cuộc khảo sát. Nếu chọn khoảng tin cậy là 95%, Độ lệch chuẩn là 0.5, Sai số là ±5% thì Kích thước mẫu là
Nếu bạn cảm thấy kích thước mẫu là quá lớn. Bạn có thể giảm kích thước mẫu qua 1 trong 2 cách sau:
Giảm Khoảng tin cậy
Tăng Sai số
Giải pháp này có thể giảm kích thước mẫu, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí triển khai. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng sai số
Ngược lại, nếu cảm thấy kích thước mẫu quá nhỏ. Bạn có thể tăng kích thước mẫu qua 2 cách:
Tăng Khoảng tin cậy
Giảm Sai số
3. Kết luận
Với những dự án nghiên cứu thị trường có quy mô tổng thể đối tượng nghiên cứu lớn, việc xác định kích thước mẫu đại diện rất quan trọng và mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu
Bạn hoàn toàn có thể tự xác định kích thước mẫu với kiến thức xác suất thống kê và công thức có sẵn
Về Mibrand – Survey True
Đơn vị nghiên cứu thị trường Việt Nam tiên phong trong các nghiên cứu về ngành tài chính – ngân hàng.
Thực hiện Báo cáo sức khỏe thương hiệu, Lễ công bố & trao giải TOP 30 thương hiệu ngân hàng có sức khỏe tốt nhất từ 2017 – 2021
Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm tài chính, hành vi người dùng khi sử dụng E-Banking
Thực hiện nghiên cứu & tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu & sản phẩm ngân hàng thành công trên thị trường
Hàng năm, Mibrand – Survey True đã thực hiện trên 50 dự án nghiên cứu thị trường với khoảng 120,000 cuộc phỏng vấn cho các thương hiệu lớn ở nhiều các lĩnh vực khác như: Bảo hiểm, bất động sản, du lịch, ô tô, xe máy, bán lẻ, khách sạn…
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết tại đây
Survey True là một sản phẩm nghiên cứu thị trường của Mibrand Vietnam - Với đội ngũ chuyên gia có trên 20 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Nghiên cứu thị trường, tư vấn chiến lược Kinh doanh, Thương hiệu, Tiếp thị – Truyền thông
Admin