Phương pháp khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp hiệu quả
Nếu như doanh nghiệp của bạn đang muốn nâng cao năng suất làm việc của nhân viên hoặc giữ chân người lao động thì khảo sát mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp là thứ bạn cần. Trong bài viết này, Survey True sẽ đưa ra tất cả những gì bạn cần biết về khảo sát mức độ gắn kết người lao động với doanh nghiệp: Mức độ gắn kết người lao động là gì. Cần đưa ra các câu hỏi khảo sát nào và Các bước thực hiện như thế nào
1. Thế nào là mức độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp
Nói một cách đơn giản, mức độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp là cách người lao động suy nghĩ, cảm nhận về doanh nghiệp và những hành động mà họ thực hiện để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Để cải thiện mức độ gắn kết của người lao động, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thường xuyên tiến hành khảo sát, đo lường mức độ gắn kết của người lao động, từ đó đưa ra những hành động cụ thể để cải thiện chỉ số này
2. Tại sao sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp là quan trọng
Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp tăng khiến mọi người có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, phát triển nhanh hơn, hòa đồng hơn và ở lại công ty lâu hơn. Tất cả những yếu tố này có tác động tích cực đến sự thành công của doanh nghiệp
Tăng hiệu suất: Nghiên cứu cho thấy mức độ gắn kết cao hơn khiến người lao động có hiệu suất làm việc cao hơn, từ đó đóng góp tích cực vào thành công của doanh nghiệp
Tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn: Một nghiên cứu cho thấy nhân viên có tâm lý tích cực tại nơi làm việc thì tỷ lệ rời bỏ tổ chức của họ thấp hơn 87% so với mức trung bình. Đối với doanh nghiệp, điều này có nghĩa là giảm thời gian và chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên
Mức độ hài lòng trong công việc cao hơn: Mức độ gắn kết của người lao động tăng lên đồng nghĩa với mức độ hài lòng của người lao động trong công việc cũng tăng lên
Doanh thu tăng lên: Theo nghiên cứu của Gallup năm 2020, Top 20% nhân viên có mức độ gắn bó cao nhất đóng góp vào tỷ lệ lợi nhuận cao hơn 20% so với nhóm trung bình, tỷ lệ nghỉ / vắng mặt trên công ty thấp hơn 41% so với nhóm còn lại
Trải nghiệm khách hàng tốt hơn: Nghiên cứu của Gallup cũng chỉ ra nhóm 20% nhân viên có chỉ số gắn bó cao nhất có tỷ lệ hài lòng khách hàng cao hơn 10% và doanh số bán hành cao hơn 20% so với nhóm còn lại
3. Các bước thực hiện khảo sát đo lường mức độ gắn kết người lao động với doanh nghiệp
3.1. Thiết kế khảo sát
Việc thiết kế bất cứ một cuộc khảo sát nào cũng cần suy nghĩ cẩn thận về đối tượng sử dụng báo cáo, dữ liệu và kết quả thu được từ báo cáo. Bạn cũng cần phải đảm bảo nhân viên trả lời bảng khảo sát hiểu rõ câu hỏi. Dưới đây là những điều bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu:
Quyết định mục tiêu của cuộc khảo sát và những nội dung cần có trong bảng khảo sát để đạt được mục tiêu đó
Quyết định danh sách người lao động, cán bộ nhân viên thực hiện khảo sát
Trình bảng câu hỏi khảo sát với ban lãnh đạo để ban lãnh đạo đánh giá, góp ý điều chỉnh trước thi thực hiện khảo sát
Đặt thời gian thực hiện cho từng bước, thời hạn rõ ràng bắt đầu và kết thúc các bước.
Thống nhất về thời điểm, địa điểm thực hiện khảo sát với từng đối tượng tham gia khảo sát.
3.2. Lựa chọn câu hỏi khảo sát
Chúng tôi đề xuất số lượng câu hỏi phù hợp cho 1 bảng khảo sát là từ 30-50 câu. Câu hỏi của bạn nên bao gồm 2 nhóm câu hỏi chính:
1. Nhóm câu hỏi phải có
Những câu hỏi này nằm ở phần đầu của bảng hỏi. Nội dung hỏi thường bao gồm: Ý định ở lại doanh nghiệp, phân công công việc hiện tại, niềm tự hào về doanh nghiệp và sự sẵn lòng giới thiệu doanh nghiệp với người thân, bạn bè
2. Nhóm câu hỏi cần thiết
Những câu hỏi này hỏi về các động lực và rào cản của nhân viên trong việc gắn bó với doanh nghiệp như: Quyền tự chủ và trao quyền, Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp, hợp tác & giao tiếp, lãnh đạo, sự công nhận, nguồn lực được giao phó, đào tạo và phát triển…
Một số chủ đề của Nhóm câu hỏi cần thiết:
Quyền tự chủ / Trao quyền
Người lao động có được trao quyền trong vai trò của họ không, Mức độ trao quyền như thế nào?
Thăng tiến nghề nghiệp
Người lao động đánh giá như thế nào về cơ hội thăng tiến và phát triển trong công ty
Hợp tác & giao tiếp
Mức độ dễ dàng trong việc giao tiếp, làm việc nhóm với các đồng nghiệp khác
Thông tin liên lạc
Người lao động có nhận được đủ thông tin cần thiết từ công ty và họ có cảm thấy mình đang được lắng nghe không?
Ban lãnh đạo Công ty
Nhân viên có tin tưởng và tín nhiệm lãnh đạo cấp cao của họ không?
Sự công nhận
Mọi người có cảm thấy rằng họ được công nhận và đánh giá cao với các công việc mà họ làm không?
Các nguồn lực
Nhân viên có được tạo điều kiện để thực hiện công việc của mình thông qua các nguồn lực, thiết bị mà họ được cung cấp không?
Quản lý hỗ trợ
Mức độ hỗ trợ của quản lý cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc như thế nào?
Đào tạo và Phát triển
Họ có cảm thấy họ được đào tạo cần thiết để thực hiện công việc của mình không?
Văn hóa doanh nghiệp
Họ cảm thấy văn hóa doanh nghiệp như thế nào và họ có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp đó không?
Đa dạng & Hòa nhập
Họ có cảm thấy mức độ hòa nhập với tổ chức không và có sự công bằng cho tất cả nhân viên không?
Thanh toán và lợi ích
Mọi người có cảm thấy họ được hưởng xứng đáng cho những gì họ đã bỏ ra không?
Chất lượng Sản phẩm hoặc Dịch vụ
Mọi người có tin vào sản phẩm / dịch vụ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của họ không?
An toàn
Mọi người có cảm thấy sự an toàn trong công việc của họ như thế nào?
Trách nhiệm xã hội
Họ có cảm thấy trách nhiệm xã hội của công ty như thế nào?
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Họ có cảm thấy công ty cho phép họ đạt được sự cân bằng mà họ cần giữa công việc và cuộc sống cá nhân không?
3. Những lỗi cần tránh khi lựa chọn câu hỏi thực hiện khảo sát
Khảo sát thành công là khảo sát đạt được các câu trả lời chính xác và tỷ lệ trả lời phản hồi cao của nhân viên. Nếu sử dụng câu hỏi khó hiểu, khó để trả lời hoặc quá cá nhân, kết quả thu được có nguy cơ không còn được chính xác. Một số ví dụ về cách đặt câu hỏi không phù hợp bao gồm:
Câu 1: Người quản lý của bạn có tỏ ra ưu ái một số nhân viên hơn những nhân viên khác không? Đó là quản lý nào? (Lỗi: Quá cá nhân và nhạy cảm, nhân viên có thể không dám trả lời những câu hỏi như thế này)
Câu 2: Kinh nghiệm làm việc của bạn khi làm việc với công ty trong những năm qua là gì? (Lỗi: Quá dài và chung chung)
Câu 3: Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn nghĩ người quản lý của mình đối xử với nhóm công bằng như thế nào? (1 là cực kỳ không công bằng, 10 là rất công bằng) (Lỗi: Công bằng là khá niệm chủ quan, đặc biệt bạn được hỏi để đánh giá mức độ công bằng của 1 người khác Vì thế rất khó để đưa ra được câu trả lời xác đáng)
Câu 4: Bạn nghĩ chúng tôi đã đạt được những KPI nào cho B2B trong YTD? (Lỗi: Sử dụng các từ viết tắt mà không giải nghĩa tường minh, dẫn đến đối tượng trả lời khó hiểu, khó trả lời)
3.3. Chọn thang điểm đánh giá
Chúng tôi khuyến nghị bạn đưa ra câu hỏi khảo sát theo hình thức thang điểm đánh giá như sau:
Theo mức độ đồng thuận: Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý
Thang đánh giá: Rất tốt đến Rất kém
4. Các bước thực hiện khảo sát đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu riêng khi đánh giá sự gắn bó của nhân viên. Chúng tôi đã tạo mẫu các bước thực hiện khảo sát để các doanh nghiệp tham khảo:
Bước 1: Lập bảng hỏi để thực hiện khảo sát
Lựa chọn hình thức khảo sát Online hay Offline, Lựa chọn danh mục câu hỏi khảo sát, Thang đo…
Bước 2: Xác định người phê duyệt nội dung
Gửi bảng câu hỏi khảo sát cho ban lãnh đạo để phê duyệt nội dung bảng hỏi
Lắng nghe ý kiến và điều chỉnh nội dung bảng hỏi cho phù hợp
Bước 3: Lên kế hoạch khảo sát
Lựa chọn danh sách đối tượng khảo sát
Đưa ra thời hạn và thời gian hoàn thành rõ ràng cho tất cả mọi người tham gia khảo sát
Thống nhất với từng đối tượng tham gia khảo sát về thời điểm, thời gian thực hiện khảo sát và hạn nộp kết quả khảo sát
Bước 4: Tiến hành thực hiện khảo sát
Tiến hành khảo sát như trong kế hoạch đề ra ở bước 3
Theo dõi chặt chẽ tỷ lệ phản hồi, chất lượng dữ liệu thu được
Nếu cần thiết tiến hành khảo sát lại đối tượng nếu cảm thấy chất lượng dữ liệu thu được chưa đạt yêu cầu
Thời gian khảo sát có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần tùy vào số lượng đối tượng khảo sát, mức độ phức tạp của bảng hỏi
Bước 5: Xây dựng báo cáo mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp
Nội dung báo cáo được xây dựng dựa vào mục tiêu và nội dung của bảng khảo sát. Ví dụ:
Ý định ở lại – khả năng nhân viên cảm thấy họ sẽ ở lại với công ty trong hai năm tới
Mức nỗ lực với công việc – mức độ nỗ lực mọi người sẵn sàng bỏ ra cho công việc của họ
Niềm tự hào về công ty – mức độ mà mọi người cảm thấy tự hào khi làm việc ở đó
Sẵn sàng giới thiệu tổ chức – khả năng mọi người giới thiệu tổ chức của họ cho bạn bè và gia đình
Báo cáo nên được xây dựng trực quan, đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào nội dung nghiên cứu
Bước 6: Thuyết trình cho ban lãnh đạo
Lắng nghe góp ý của ban lãnh đạo, chỉnh sửa nội dung báo cáo theo yêu cầu của ban lãnh đạo
5. Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ đo lường mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp của SurveyTrue
5.1. Kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu thị trường của Survey True
5 Văn phòng & Trạm thực địa
200 Chuyên gia nghiên cứu & tư vấn chiến lược
385 Phỏng vấn viên tại 63 tỉnh thành phổ
400+ Thiết bị nghiên cứu & thu thập data
50+ Dự án nghiên cứu thị trường / năm
120,000 Cuộc phỏng vấn được thực hiện / năm
5.2. Khách hàng đã thực hiện khảo sát gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp
Survey True là một sản phẩm nghiên cứu thị trường của Mibrand Vietnam - Với đội ngũ chuyên gia có trên 20 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Nghiên cứu thị trường, tư vấn chiến lược Kinh doanh, Thương hiệu, Tiếp thị – Truyền thông
Admin